Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận Đại học không phải là con đường duy nhất Những bài văn hay lớp 12
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận Đại học không phải là con đường duy nhất bao gồm 2 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất để các bạn tham khảo. Từ đó nhanh chóng biết cách viết bài văn nghị luận về vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất hay, đầy đủ các ý.

Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công? Vào đại học là con đường ngắn nhất dẫn bạn đến thành công, thế nhưng nó không phải là con đường duy nhất, chúng ta còn rất nhiều những lựa chọn khác nữa, mặc dù sẽ khiến chúng ta vất vả và phải đi một con đường xa hơn hẳn để bước tới thành công.
Dàn ý nghị luận Đại học không phải là con đường duy nhất
Dàn ý Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công
1. Mở Bài
- Với đa số các bạn trẻ đại học là ước mơ, là khát vọng trong suốt những năm tháng cấp ba, ai cũng mong muốn được bước vào cánh cổng xinh đẹp ấy.
- Thế nhưng, có một vấn đề được đặt ra, tại sao mọi người đều ép bản thân mình chen một chân vào cánh cổng đại học? Liệu đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ?
2. Thân Bài
* Khẳng định những lợi ích tốt đẹp khi bước vào cánh cổng đại học:
- Không phủ nhận cánh cổng trường đại học là một lựa chọn rất tốt cho các bạn trẻ, là bệ đỡ giúp chúng ta tiến xa hơn trong tương lai bằng con đường học tập.
- Ước mơ vào đại học là một ước mơ rất đẹp, thể hiện khát vọng của con người về việc vươn đến một chân trời mới mẻ, một môi trường tri thức rộng mở
- Đại học dạy chúng ta nhiều thứ: Kiến thức vô tận, kỹ năng mềm, mở rộng mối quan hệ, môi trường năng động, tính tự lập, tự giác,...
* Đại học là con đường dễ tiếp cận và ngắn nhất dẫn tới thành công:
- Bởi trong xã hội hiện đại, dân trí ngày một nâng cao, đất nước ngày một phát triển, để đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ ngày một cao hơn.
- Tri thức trở thành nền tảng cốt yếu để phát triển đất nước, chính vì thế, con người có những lựa chọn đúng đắn để trau dồi tri thức cho bản thân, liên tục nâng cao trình độ thì sẽ dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống.
* Bước vào cánh cổng đại học cũng không phải là con đường tiến thân duy nhất dành cho giới trẻ:
- Mù quáng chen chân vào đại học rồi mới phát hiện nó không thật sự phù hợp đó là lãng phí thanh xuân, lãng phí tiền bạc.
- Chúng ta có thể lựa chọn cho mình con đường thích hợp khác, như học nghề, tập tành kinh doanh,...
- Ví dụ về những người thành công mà không cần học đại học: Henry Ford, Steve Jobs, Michael Dell, Bill Gates,...
- Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là chúng ta phải thực sự cố gắng với lựa chọn mình đã đặt ra thì mới có thể thành công được.
3. Kết Bài
- Đại học là con đường ngắn nhất dẫn bạn đến thành công, thế nhưng nó không phải là con đường duy nhất, chúng ta còn rất nhiều những lựa chọn khác nữa, mặc dù sẽ khiến chúng ta vất vả và phải đi một con đường xa hơn hẳn để bước tới thành công.
- Hãy nhớ cánh cổng đại học khép lại, thì chúng ta hãy tự mở cho mình một cánh cổng khác.
Dàn ý Đại học không phải là con đường duy nhất
I. Mở bài
- Dẫn dắt vào vấn đề: Theo thống kê của bộ Lao động và xã hội, quý 4 năm 2017 cả nước có 1.071,2 nghìn lao động trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó có 215,3 nghìn người có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp. Câu hỏi đặt ra là: “Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay”.
II. Thân bài
1. Vào đại học là con đường đáng mơ ước, mở ra nhiều cơ hội
- Khi vào đại học, nếu thực sự có năng lực, khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn.
- Học đại học sẽ tạo nền tảng kiến thức vững chắc để sau này có thể tiến xa hơn, vận dụng nó vào trong công việc hiệu quả.
2. Nhưng vào đại học không phải con đường tiến thân duy nhất
- Tuy nhiên tấm bằng đại học không phải tấm vé bước vào đời để bạn muốn đến đâu tùy thích, đó chỉ là yếu tố nhỏ góp phần tạo cơ hội cho bạn trong cuộc sống.
- Sự thành công không phụ thuộc hoàn toàn vào thành tích học tập ở đại học mà phụ thuộc vào năng lực thực tế của mỗi người khi bước vào đời.
- Trên thực tế, ở một số ngành, cơ cấu đào tạo chưa căn cứ vào cơ cấu sử dụng nhân lực thực tiễn, dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
- Trên thực tế, cuộc sống cũng chính là một trường đại học rộng lớn, dạy cho con người biết nhiều vấn đề thực tiễn, ở đó con người không học thông qua lí thuyết mà qua trải nghiệm.
- Nhiều người đã thực sự thành công mà không cần bước chân vào con đường đại học. (Lấy VD dẫn chứng)
3. Bài học nhận thức
- Cần lựa chọn con đường phù hợp với năng lực, nguyện vọng của mình và điều kiện gia đình.
- Dù học đại học hay đi theo những con đường khác thì luôn phải nỗ lực hết mình với con đường mình đã chọn.
- Không ngừng trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.
III. Kết bài
- Nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề.
- Là những người trẻ hãy luôn chủ động và sáng suốt trong sự lựa chọn của mình, hãy luôn làm chủ tương lai của mình.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Dẫn chứng về bản lĩnh tuổi trẻ
1.000+ -
Dẫn chứng về sự sẻ chia
5.000+ -
Dẫn chứng về lòng khoan dung
50.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
10.000+ -
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
100.000+ 3 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (3 Dàn ý + 11 mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp kết bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (42 mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
100.000+ -
Dàn ý bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi (6 mẫu)
10.000+ -
Nghị luận về câu nói Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người
50.000+