Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận về nhân vật chàng trai trong bài Hôm qua tát nước đầu đình Hôm qua tát nước đầu đình
Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận về nhân vật chàng trai trong bài Hôm qua tát nước đầu đình là một trong những những chủ đề rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 11 Cánh diều tập 1.
Cảm nhận nhân vật chàng trai trong Hôm qua tát nước đầu đình mang đến câu trả lời hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để viết đoạn văn hay. Đồng thời biết cách trả lời câu hỏi 9 Soạn bài Tự đánh giá: Hôm qua tát nước đầu đình Cánh diều. Ngoài ra các bạn xem thêm: đoạn văn nói lên điều em thích nhất ở bài Hôm qua tát nước đầu đình, viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý.
Đề bài: Nêu cảm nhận của em về nhân vật chàng trai trong bài Hôm qua tát nước đầu đình.
Cảm nhận nhân vật chàng trai trong Hôm qua tát nước đầu đình
Cảm nhận nhân vật Chàng trai ngắn gọn
Chàng trai là một người hài hước và dí dỏm khi dùng "chiếc áo" làm cái cớ trò chuyện và tỏ tình với cô gái. Chàng cũng là một người táo bạo trong việc thổ lộ tình cảm của mình bằng việc xin lại chiếc áo bị bỏ quên. dù có thể thừa biết rằng cô gái đó không lấy chiếc áo của mình, chẳng qua chàng trai muốn tìm lấy cái cớ để làm quen và tiếp xúc với cô gái đó, đây là một hành động tuy hơi táo bạo nhưng vẫn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng của chàng trai đối với cô gái.
Cảm nhận nhân vật Chàng trai
Như người ta vẫn thường nói, lời mở đầu bao giờ cũng là lời khó nói nhất, nhất là trong tình yêu thì cái khó ấy càng tăng thêm gấp bội phần. Tiếng yêu khó mở lời, làm sao giãi bày tâm sự một cách thật chân tình nhưng lại không được thô thiển cũng là một sự khó khăn. Thế nhưng, tình yêu bao giờ cũng làm cho con người ta trở nên mạnh mẽ, trở nên dũng cảm hơn, như Xuân Diệu từng nói: "Khi trong lòng đã có chút tình ý, người ta bỗng nhiên có những sáng kiến, ..." và chàng trai ở trong bài ca dao này cũng vậy. Tấm lòng chân thành, da diết của chàng trai dường như đã cảm đến tâm hồn của người con gái khiến cô càng e thẹn, càng ngượng ngùng, lúng túng hơn nữa. Thấy vậy, chàng trai đã ngay lập tức chuyển đổi cách xưng hô từ "anh -em" thành "anh - cô ấy". Đại từ "cô ấy" chỉ là một đại từ phiếm chỉ, có thể nói tới bất cứ ai mà không phải chỉ thẳng vào người đối diện khiến cho cô gái cảm thấy cởi mở hơn, bớt e thẹn, ngượng ngùng hơn và câu chuyện giữa hai người càng thêm phần kín đáo và tế nhị hơn nữa. Chàng trai đã giữ được cho mình sự chân thành trong câu chuyện với người thương nhưng cũng không kém phần duyên dáng, lịch lãm, đáng yêu. Khép lại bài ca dao, chúng ta chưa biết người con gái có đồng ý với những lời ngỏ, với tín vật, với sính lễ của chàng trai hay không. Thế nhưng, sự chân thành, tinh tế của chàng trai hẳn khiến cho nhiều người phải cảm mến, phải tin tưởng. Nhân vật trữ tình quả khiến cho chúng ta phải thương mến bội phần vì sự dí dỏm, hài hước và thông minh của mình, chắc hẳn cô gái trong câu chuyện cũng sẽ cảm nhận được điều đó mà thuận lòng nên duyên với chàng.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Văn mẫu lớp 11: Suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị
10.000+ -
Dàn ý phân tích Đây mùa thu tới của Xuân Diệu (3 Mẫu)
10.000+ -
Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
10.000+ -
Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim mà em yêu thích
50.000+ -
Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
50.000+ -
Phân tích tác phẩm Thương nhớ mùa xuân (2 Mẫu)
1.000+ -
Phân tích vẻ đẹp nhân vật Đan-kô
10.000+ -
Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
50.000+ -
Viết bài thuyết minh tổng hợp (Dàn ý + 3 Mẫu)
5.000+ -
Viết bài văn nghị luận về hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ Việt Nam
10.000+