Bộ đề kiểm tra thơ bốn chữ, năm chữ lớp 7 8 Đề Văn 7 Chương trình mới (Cấu trúc mới, có đáp án)
Bộ đề kiểm tra thơ bốn chữ, năm chữ lớp 7 - Chương trình mới tổng hợp 8 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo ôn luyện củng cố kiến thức làm quen với các dạng bài tập khác nhau.
TOP 8 Đề thơ bốn chữ, năm chữ lớp 7 được biên soạn rất chi tiết mạch lạc với các ngữ liệu đều nằm ngoài chương trình SGK Ngữ văn lớp 7. Thông qua bộ đề kiểm tra thơ bốn chữ năm chữ lớp 7 quý thầy cô có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng ra đề ôn tập cho các em học sinh của mình. Đồng thời các em học sinh ôn luyện thử sức mình trước các kì thi chính thức. Vậy sau đây là nội dung tài liệu Bộ đề Văn 7 thơ bốn chữ, năm chữ mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Bộ đề thi thơ bốn chữ, năm chữ lớp 7 (Có đáp án, cấu trúc mới)
BỘ ĐỀ KIỂM TRA THƠ 4 CHỮ - 5 CHỮ |
|
||
1 |
Đề 1: Phần Đọc - Hiểu: Thơ “Nơi tuổi thơ em” của Nguyễn Lãm Thắng Phần Viết Câu 1. (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 10 -12 dòng) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ trên? Câu 2. (4,0 điểm). Hãy viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật “ Tôi” trong văn bản “Người ăn xin” tác giả Tuốc -ghê- nhép. |
8 đề |
|
2 |
Đề 2: Phần Đọc - Hiểu: Thơ “Hạt gạo làng ta” Phần Viết Câu 1. (2,0 điểm) Trong cuộc sống, ai cũng cần có tình bạn. Nếu không có tình bạn cuộc sống thật buồn chán biết bao. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) phát biểu suy nghĩ của em về tình bạn đẹp. Câu 2. (4,0 điểm) Tiếng trống trường gần gũi, thân thương đã gắn liền với tuổi thơ của mỗi người và còn vang vọng suốt cả cuộc đời. Với em, tiếng trống trường là.... Hãy viết một bài văn biểu cảm để bày tỏ những suy nghĩ của mình. |
|
|
3 |
Đề 3: Phần Đọc - Hiểu: Thơ “Lời ru của mẹ” của Xuân Quỳnh - Phần Viết: Câu 1. Em hiểu như thế nào về hình ảnh “Lời ru” trong bài thơ “Lời ru của mẹ” của Xuân Quỳnh? Hãy nêu cảm nhận của em về vai trò của “lời ru” trong cuộc đời của con người. (Viết thành đoạn văn khoảng 150 chữ) Câu 2. Cuộc sống quanh ta sẽ ngày càng trở lên tươi đẹp hơn khi chúng ta biết làm những việc tốt cho nhau. Hãy viết bài văn biểu cảm về buổi phát động phong trào ủng hộ đồng bào bị lũ lụt mà em chứng kiến. |
|
|
4 |
Đề 4: Phần Đọc - Hiểu: Thơ “Những điều bé nhỏ” Julia Abigail Fletcher Carney – Thái Bá Tân dịch từ tiếng Anh Phần Viết: Câu 1. Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 100 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống. Câu 2. Tuổi thơ của em lớn lên cùng với những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Họ là những người phụ nữ vất vả, tảo tần, luôn dành cho em tình yêu thương vô hạn. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một trong hai người phụ nữ vĩ đại ấy? |
|
|
5 |
Đề 5: Phần Đọc - Hiểu: (Thả Diều - Tiếng vọng từ trái tim Theo Vũ Đức Thắng - NXB Dân Trí / Trang 1121) Phần Viết: Câu 1. Từ bài thơ “Tiếng vọng từ trái tim” , trong phần Đọc - Hiểu. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tuổi thơ đối với cuộc sống con người. Câu 2. Hãy viết bài văn biểu cảm về một kỉ niệm của em với thầy giáo (cô giáo). |
|
|
6 |
Đề 6: Phần Đọc - Hiểu: Thơ “Mùa xuân ơi hãy về” của Nguyễn Lãm Thắng. Phần Viết: Câu 1. Bài thơ trên gợi cho em tình cảm gì với mùa xuân? (Viết thành đoạn văn khoảng 100 chữ) Câu 2. Hiện nay, một số bạn học sinh khi đến trường học hay nơi công cộng lại vứt rác bữa bãi. Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về hiện tượng trên. |
|
|
7 |
Đề 7: Phần Đọc - Hiểu: Thơ “Cây đa” của Trần Đăng Khoa Phần Viết: Câu 1. (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Cây đa” của tác giả Trần Đăng Khoa. Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật cô Cecília Paim trong đoạn trích “Cây cam ngọt của tôi”, José Mauro de Vasconcelos |
|
|
8 |
Đề 8: Phần Đọc - Hiểu: Thơ “Em nghĩ về trái đất” của Nguyễn Lãm Thắng Phần Viết: Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến sau: Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời. |
|
|
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:
NƠI TUỔI THƠ EM
Có một dòng sông xanh
Bắt nguồn từ sữa mẹ
Có vầng trăng tròn thế
Lửng lơ khóm tre làng
Có bảy sắc cầu vồng
Bắt qua đồi xanh biếc
Có lời ru tha thiết
Ngọt ngào mãi vành nôi
Có cánh đồng xanh tươi
Ấp yêu đàn cò trắng
Có ngày mưa tháng nắng
Đọng trên áo mẹ cha
Có một khúc dân ca
Thơm lừng hương cỏ dại
Có tuổi thơ đẹp mãi
Là đất trời quê hương
(Nguồn:https://www.thi viện.net/Nguyễn Lãm Thắng)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?
Câu 2 (1,0 điểm). Có bao nhiêu hình ảnh thiên nhiên trong khổ thơ 1 và 2? Hãy chỉ ra các hình ảnh đó ?
Câu 3 (1,5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ “Có tuổi thơ đẹp mãi/ Là đất trời quê hương”?
Câu 4 (1 điểm). Bài thơ muốn nhắn gửi tới chúng ta bức thông điệp gì?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 10 -12 dòng) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ trên?
Câu 2. (4,0 điểm). Hãy viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật “ Tôi” trong văn bản “Người ăn xin” tác giả Tuốc -ghê- nhép.
NGƯỜI ĂN XIN
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.
Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
(Theo Tuốc-ghê-nhép)
................
Mời các bạn tải file về để xem trọn bộ đề kiểm tra Ngữ văn lớp 7
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bài tập câu Tường thuật môn tiếng Anh lớp 8 (Có đáp án)
-
Tập làm văn lớp 4: Viết mở bài và kết bài tả cái trống trường em (12 mẫu)
-
Đề thi thử vào lớp 10 môn tiếng Anh năm 2019 - 2020 sở GD&ĐT Hà Nội
-
Kế hoạch dạy học môn Lịch sử 12 sách Chân trời sáng tạo
-
Kỹ thuật lập trình - Học ngôn ngữ lập trình
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
-
Bộ đề ôn tập môn Toán lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập đọc hiểu tiếng Anh lớp 7 - Các bài đọc hiểu tiếng Anh 7
-
Danh sách mã Tỉnh, mã Huyện, mã Xã thi THPT Quốc gia 2024
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự thành công trong cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Bộ đề kiểm tra Truyện khoa học viễn tưởng lớp 7 (Chương trình mới)
100+ -
Bộ đề kiểm tra Tùy bút và tản văn lớp 7 (Chương trình mới)
100+ -
Bộ đề kiểm tra Văn bản nghị luận lớp 7 (Chương trình mới)
100+ -
Bộ đề kiểm tra Văn bản thông tin lớp 7 (Chương trình mới)
100+ -
Bộ đề kiểm tra thơ bốn chữ, năm chữ lớp 7
100+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
10.000+ 2 -
Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
1.000+ -
Ma trận đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
5.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
100.000+